CHÙA QUÁN SỨ – Ngôi Cổ Tự Trăm Năm Của Hà Thành

Khuôn viên chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một trong các ngôi chùa cổ kính và linh thiêng giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Dạo một vòng quanh chùa, bạn cảm nhận sự bình yên nơi cõi lòng, tâm hồn… Muốn hiểu sâu hơn về ngôi chùa này cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây. Hãy cùng Khách sạn YASAKA Sài Gòn Nha Trang khám phá địa điểm này ngay sau đây.

Lịch Sử Hình Thành Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc ở số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước kia, nơi đây vốn thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long. Ở thời triều vua Lê Thế Thông, các quốc gia Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang chiếu cống nước ta nên đức vua mới cho xây dựng một số ngôi nhà gọi là Quán Sứ, tức là quán trọ cho các sứ giả đặt chân, dùng để làm nơi nghỉ ngơi cho các vị sứ thần nước Lào, Chiêm Thành,… khi đến với Thăng Long. 

Vì các vị sứ giả ấy điều tôn sùng đạo Phật cho nên nhà vua mới cho dựng một ngôi chùa để cho các vị sứ ấy làm lễ, từ đó chùa có tên là Quán Sứ. Đó cũng là nguyên nhân sự ra đời của ngôi chùa cổ này.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 15. Theo tư liệu lịch sử ghi lại thì bài văn của tiến sĩ Lê Duy Trung được khắc trên tấm bia dựng vào năm 1855 thì đầu thời kỳ vua Gia Long, chùa nằm gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822 thì chùa được sửa sang để làm nơi bái cúng cho quân nhân ở đồn này. 

Đọc thêm:  Kinh Nghiệm DU LỊCH BÀ NÀ HILL Tự Túc Đầy Đủ Và Chi Tiết

Sau đó, quân ở đồn rút đi, chùa lại được trả cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương, vị trụ trì đương thời đã cho dựng thêm hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ phật còn Hậu đương thì tôn thờ vị quốc sư Minh Không thời nhà Lý.

Đến năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập thì chùa Quán Sứ trở thành trụ sử của Trung Ương. Sáu năm sau đó, chùa lại được xây dựng theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Chùa Quán Sứ được xây dựng từ rất lâu đời
Chùa Quán Sứ được xây dựng từ rất lâu đời

Khám Phá Và Chiêm Ngưỡng Nét Kiến Trúc Chùa Quán Sứ

Tam quan chùa Quán Sứ có 3 tầng mái, ở chính giữa là lầu chuông. Bước qua tam quan là khu sân khá rộng được lát gạch sạch sẽ, đi qua 11 bậc thềm là có thể bước vào chánh điện. 

Khuôn viên chùa Quán Sứ
Khuôn viên chùa Quán Sứ

Điện Phật được trang trí theo lối kiến trúc Phật giáo cổ, bao gồm các pho tượng khá lớn, được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Trong cùng của chánh điện là nơi thờ phụng ba vị Tam Thế Phật, kế đến là thờ Phật A Di Đà. 

Hai bên bờ là Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A Nam Đà và Ca Diếp. Bậc dưới cùng là thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng Bồ Tát. Gian ở bên phải thờ phụng Lý Quốc Sư, tức là vị Thiền sư Minh Không thời nhà Lý cùng với hai thị giả. Gian bên phải tôn thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong cùng là Thư viện, giảng đường, nhà khách và phòng ở của các vị tăng nhân trong chùa.

Đọc thêm:  Trải Nghiệm Chinh Phục MŨI CÀ MAU Cực Nam Của Tổ Quốc

Hơn nửa thế kỷ qua, Chùa Quán Sứ nơi diễn ra vô số các sự kiện quan trọng nhất của chùa Phật giáo. Trong đó, có sự thống nhất của tổ chức Phật giáo trong nước và nước ngoài. Chính nơi đây vào ngày mùng 8/4 năm Tân Mão lần đầu tiên được cắm lá cờ Phật giáo thế giới do chính Thượng tọa Tố Liên mang từ Colombo về. Cho đến ngày hôm nay, chùa đã trở thành trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.

Chùa Quán Sứ từ lúc xây dựng cho đến ngày hôm nay đã trải qua nhiều đời trụ trì, tuy nhiên lại không có tài liệu nào ghi chép cả. Từ năm 1974 – 2011, trụ trì của chùa là Hòa Thượng Thích Thanh Trì. Vị hòa thượng này viên tịch vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011, trụ thế 85 tuổi, hạ lập 65 năm.

Chánh điện chùa thờ cúng trang nghiêm
Chánh điện chùa thờ cúng trang nghiêm

Thời Điểm Tham Quan Chùa Quán Sứ

Tất cả các ngày trong tuần, chùa mở cửa đón du khách từ khung giờ 6h tới 19h. Vào ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ hội, chùa sẽ đóng cửa muộn hơn so với ngày thường. Lượng khách du lịch ghé thăm chùa đông nhất vào các ngày tháng 4 âm lịch hàng năm, lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch, lễ Quy Y Tam Bảo, lễ Mông Sơn Thí Thực….

Kinh Nghiệm Đi Chùa Quán Sứ 

Là một trong những ngôi chùa linh thiêng, lâu đời nhất ở Hà Nội nên được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi có dịp đến Thủ đô. Khi tham quan chùa, du khách cần lưu ý như sau:

  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự và kín đáo, không hở hang và phản cảm. 
  • Trong quá trình thăm viếng, chiêm bái không gây mất trật tự, ồn ào, to tiếng. 
  • Khi vào Phật đường, tam bảo không nên mang giày dép, nhai kẹo cao su, nằm, ngồi… 
  • Các lễ vật phù hợp để dâng Phật là hoa quả, đồ chay… 
  • Trong khuôn viên chùa không được hái hoa, bẻ cành, cắm hương vào chậu cảnh… 
Đọc thêm:  Hành Trình Khám Phá Vẻ Đẹp Của BẢN TẢ VAN SAPA LÀO CAI

Cũng giống như các ngôi chùa tâm linh khác ở Hà Nội, chùa Quán Sứ hàng năm thu hút nhiều du khách thập phương. Đến đây mọi sự ngổn ngang, buồn bực trong lòng chợt tan biến, nhường chỗ cho sự bình yên ở cõi lòng.