PHỦ TÂY HỒ – Huyền Thoại Linh Thiêng Của Thủ Đô Hà Nội

Phủ Tây Hồ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết li kì 

Phủ Tây Hồ là một trong các ngôi đền linh thiêng ở Hà Nội. Hàng năm, nơi đây thu hút nhiều du khách thập phương tới tham quan, vãn cảnh, dâng hương và cầu may. 

Hãy cùng Khách sạn YASAKA Sài Gòn Nha Trang khám phá địa điểm này ngay sau đây.

Vẻ Đẹp Nên Thơ Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ mang nét đẹp nên thơ, trầm mặc như một nàng thiếu nữ dịu dàng và thần bí, khiến cho bất kỳ du khách nào đến đây cũng phải kinh ngạc trước vẻ đẹp quá đỗi hiền từ ấy. Men theo con đường rợp bóng cây xanh nằm ở khu vực dưới con đường biệt thự Tây Hồ, thuộc địa phận thành phố Thủ Đô, Phủ nằm giữa hồ sen bát ngát hương thơ, lay động lòng người. 

Vẻ đẹp tú lệ tưởng chừng hòa quyện giữa đất vời trời, giữa hòn đảo nhỏ trong cái ánh nắng chiều tà, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” làm cho du khách thập phương đến đây vãn cảnh, có cảm thấy thoải mái đến kỳ lạ. Phải chăng địa thế quá đỗi đẹp đẽ mà Phủ Tây Hồ cả trăm năm qua vẫn chiếm vị trí không nhỏ trong lòng người dân thành phố?!

Đi qua cổng Phủ Tây Hồ, vững chãi cùng thời gian là cây đa cổ thụ, con đường vào phủ uốn lượn theo mép hồ, liễu xanh rủ đong đưa theo gió càng khiến cho bức tranh nơi đây thêm vài phần duyên dáng khó tả. Tiếp tục men theo con đường, dừng chân trước cây si trăm năm tuổi ở cửa Động Sơn Trang. Những chùm rễ cây khổng lồ nhô ra mặt trước, chốn “đất thiêng” tốt lành cho chim chóc đua nhau về làm tổ.

Phủ Tây Hồ sở hữu cảnh quan nên thơ
Phủ Tây Hồ sở hữu cảnh quan nên thơ

Câu Chuyện Truyền Thuyết Gắn Liền Với Phủ Tây Hồ

Dù là đường bộ hay đường thủy thì cảnh đẹp của Phủ vẫn đủ sức quyến rũ du khách đến đây vãn cảnh, khám phá, tận hưởng không khí thanh bình giữa lòng Hà Nội phồn hoa. Ở đây còn gắn với một truyền thuyết khiến cho không ít du khách phải trầm trồ tán tưởng. Có lẽ là câu chuyện giữa thực và hư, giữa mơ và ảo càng khiến cho Phủ Tây Hồ có một sức hút lớn hơn bao giờ hết.

Đọc thêm:  THÁC DATANLA Và Những Trải Nghiệm Cực Kỳ Thú Vị Năm 2023

Tương truyền, Quỳnh Hoa vốn là người con gái của Thiên đế tại Đệ nhị Thiên cung vì đánh rơi chén rượu chúc thọ của cha mình mà bị đày xuống trần gian để lịch kiếp. Nàng đầu thai trong hình hài của cô gái mang tên Giáng Tiên. Con gái gia đình thường dân Lê Thái Công ở An Thái – Vân Cát – Vụ Bản – Nam Định vào năm 1557. 

Giáng Tiên sau khi trưởng thành, nổi tiếng khắp vùng với nhan sắc khuynh thành, lại có tài giỏi thơ văn. Nàng gả chồng sau đó sinh cho phu quân của mình một trai, một gái. Nghiệp trần gian chưa dứt thì Thiên Đế lại hạ chỉ khôi phục vị trí cũ cho Giáng Tiên, nàng phải quay lại chốn Tiên cung. 

Sau này, nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân dưới trần gian. Lúc đó, có hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương đi theo hầu cận. Lần thứ hai, Giáng Tiên hiển linh là để cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ ác bá trêu ghẹo con gái nhà lành, gia ơn cho kẻ khác rồi du ngoạn khắp nhân gian, giáng bút, đề thơ.

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng, chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ của ngày hôm nay, công chúa Quỳnh Hoa đã tái ngộ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (Lần thứ nhất gặp mặt là trong buổi đàm đạo tại xứ Lạng), cùng ông xướng họa thơ văn trong hình hài cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt. Ít lâu sau, khi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan quay lại thì cả người lẫn quán đều biến mất, chỉ còn lại hồ nước mênh mông.

Đọc thêm:  Hành Trình Khám Phá Vẻ Đẹp Của BẢN TẢ VAN SAPA LÀO CAI

Trạng còn tưởng rằng đó chỉ là giấc mơ. Sau này, Quỳnh Hoa được dân chúng lập phủ thờ, đặt trên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương sáng về việc tự mình tìm thấy hạnh phúc.

Bà Chúa Liễu Hạnh trong các tích của dân gian đã trở thành một câu thần chú, một “định hải thần châm” đối với đời sống tín ngưỡng của người dân lúc bấy giờ. Bà hóa thân thành các thần linh, cai quản nhiều mặt của vũ trụ. Từ Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản việc trên trời cho đến Mẫu Thượng Ngàn trông coi núi rừng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) bảo vệ biển cả. Chính những điều ấy đã thể hiện sự ngưỡng mộ bất tận của người dân đối với Bà.

Phủ Tây Hồ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết li kì 
Phủ Tây Hồ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết li kì

Chiêm Ngưỡng Và Khám Phá Lối Kiến Trúc Phủ Tây Hồ

Kiến trúc của Phủ Tây Hồ bao gồm cổng kiểu tam quan với 3 nếp chính: Phương đình, tiền tế, hậu cung. Ngoài ra còn có Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu. 

Hiện nay, Phủ còn lưu giữ vô số di vật mang giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của thế kỷ thứ 19, 20. Trong đó có các bộ trượng tròn 300 pho tượng, hành phi, câu đối,…. Nổi bật nhất chính là bưc đại tự ghi “Thiên tiên trắc giáng” và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ”.

Đọc thêm:  Trải Nghiệm 5 Sao Ở SUỐI KHOÁNG NÓNG THÁP BÀ Nha Trang

Ở Phủ Tây Hồ, điểm nhấn đặc biệt nhất chính là thờ ba pho tượng nữ thần đặt song hành, được xem là hóa thân của nàng công chúa Quỳnh Hoa. Bà Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lục, tượng trưng cho rừng núi, bà là người cai quản núi rừng, cho con người sinh sống bằng các loại rau quả, củ trái, thú rừng,… 

Phủ Tây Hồ được nhiều du khách ghé thăm, vãn cảnh và chiêm bái
Phủ Tây Hồ được nhiều du khách ghé thăm, vãn cảnh và chiêm bái

Bà Mẫu Thủy là vị mặc áo trắng, sắc màu tinh khiết tượng trưng cho nước. Bà là người cai quản vùng sông nước, ban cho con người nguồn thủy hải sản phong phú. Bà Mẫu Địa khoác áo màu vàng tượng trưng cho đất đai. Con người sinh sống ở đồng bằng, trên núi, trên biển,…. điều được ba Bà phù hộ, cuộc sống cơm no áo ấm. 

Ba vị Bà Mẫu này hợp thành Tam phủ, mang ý nghĩa quá trình tiến hóa của cư dân Việt. Từ sinh sống ở rừng núi, biển cả cho đến khi xuống đồng bằng, trồng lúa nước. 

Theo quan niệm của Tam phủ thì cai quản Thiên phủ mục đích ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ thì quán xá tội lỗi của con người và cai quản Thủy phủ là cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn của con người. Với sức mạnh thần bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn đông đảo du khách đến đây tham quan và khám phá.

Mỗi năm Tết đến xuân vê, du khách thường đổ về Phủ Tây Hồ để cầu may, thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đây được xem là chốn linh thiêng nên được nhiều người hành hương đến cúng lễ và cầu phúc – lộc – thọ, nhất là vào ngày 3/3 và 13/8 âm lịch hàng năm.