THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – Cổ Vật Của Nền Văn Hóa Champa

Mỹ Sơn mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm xưa

Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong các di sản huyền ảo và bí ẩn ở Quảng Nam. Công trình được phát hiện vào năm 1885. Vào năm 1995, công trình vinh hạnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Tới đây, bạn chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo cùng với các nét văn hóa đậm chất Chăm xưa đầy tính thi vị. Hãy cùng Khách sạn YASAKA Sài Gòn Nha Trang khám phá địa điểm này ngay sau đây.

Hướng Dẫn Cách Di Chuyển Tới Thánh Địa Mỹ Sơn 

Thánh Địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Vị trí công trình cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km và cách thành phố Hội An độ 40km. Đến đây, bạn có thể chọn di chuyển bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô, tùy theo nhu cầu của mình. 

Bạn xuất phát từ đường Hùng Vương, Hội An cứ men theo Quốc lộ 1A là sẽ đến được di sản. Công nghệ 4.0 hiện đại nên chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone là bạn cứ thế mà phượt. 

Một Vài Nét Tổng Quan Về Thánh Địa Mỹ Sơn

Nằm trong vị trí khá tuyệt, một thung lũng lớn bao quanh, Thánh địa Mỹ Sơn như viên ngọc quý của nền văn minh Champa còn sót lại được núi non bao quanh, tạo nên bức tranh di tích tuyệt vời. Quần thể này bao gồm 70 công trình kiến trúc đền tháp, mang đậm dấu ấn văn hóa Champa đã qua. 

Đọc thêm:  Khu Vui Chơi CÔNG VIÊN CHÂU Á ĐÀ NẴNG Đẳng Cấp Thế Giới

Công trình được kết tinh trong những di chứng vật chất, trường tồn cùng thời gian, ẩn chứa biết bao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật từ từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Đó là khoảng thời gian dài, hơn 900 năm, thế sự xoay vần, ngày nay, Mỹ Sơn được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi danh trong khu vực Đông Nam Á như là Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.

Mỹ Sơn mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm xưa
Mỹ Sơn mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm xưa

Kiến Trúc Thánh Địa Mỹ Sơn 

Nhìn chung, lối kiến trúc của Mỹ Sơn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Toàn bộ công trình sử dụng chất liệu chính là gạch đá. Và các đền tháp quay về hướng Đông – hướng của mặt trời mọc, được xem là nơi thần linh trú ngụ. Tại đây, cấu trúc đền tháp được chia thành 3 phần chính. Đó là: đế, thân và đỉnh tháp. 

Các đền chính của Thánh Địa Mỹ Sơn thờ phụng một bộ Linga hoặc vị thần Siva, đấng bảo hộ của các dòng vua chúa Champa. Vị thần được tôn thờ ở thánh địa này là Bhadrésvara – người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati ở những năm cuối thế kỷ thứ IV. Cùng với đấng tối cao Siva, ngài trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Đền tháp ở Thánh Địa Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm khác nhau, xây dựng nhất quán theo nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm có một ngôi đền thờ chính, xung quanh là những ngôi tháp nhỏ hoặc các công trình phụ. 

Đọc thêm:  Kinh Nghiệm DU LỊCH ĐÀ NẴNG TỰ TÚC Siêu Tiết Kiệm

Đền thờ chính là biểu tượng của núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Trong khi đó, các đền thờ phụ lại tôn thờ các vị thần trông coi các hướng của trời đất. 

Ngoài ra, ở Thánh Địa Mỹ Sơn còn có những công trình phụ khác, như là ngôi tháp thường có mái lợp ngói – Nơi để khách du lịch đến đây hành hương chiêm bái, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Champa không sử dụng các cửa sổ nên chỉ có các công trình tháp phụ mới có.

thanh dia my son 2
Khám phá và chiêm ngưỡng lối kiến trúc Thánh Địa Mỹ Sơn

Trải Nghiệm Lễ Hội Kate – Nét Văn Hóa Truyền Thống Của Người Chăm

Ngoài việc chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của Thánh Địa Mỹ Sơn, và chuyến đi sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi bạn được chứng kiến lễ hội Kate của người Chăm. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức vào tháng 7 hàng năm theo lịch của người Chăm. 

Lễ hội Kate bao gồm các nghi thức truyền thống như lễ phục, kiệu rước, rước nước và Kate… Đồng thời, du khách được chiêm ngưỡng các màn biểu diễn đầy hấp dẫn với nhiều nhạc cụ phong phú. Lễ hội Kate này góp phần duy trì giá trị nghệ thuật thuần túy của nền văn hóa Chăm xưa. 

thanh dia my son 3
Trải nghiệm lễ hội Kate của người Chăm ở Thánh Địa Mỹ Sơn

Chiêm Ngưỡng Điệu Múa Apsara Huyền Ảo

Ngoài việc chứng kiến lễ hội Kate, du khách còn được chiêm ngưỡng điệu múa huyền ảo Apsara. Điệu múa được lấy cảm hứng từ các pho tượng điêu khắc Apsara. Có thể nói, Apsara là kết hợp hài hòa từng động tác tay chân khéo léo, uyển chuyển của vũ nữ Chăm hòa với tiếng khèn Saranai và tiếng trống Paranưng làm cho du khách mê hoặc, không thể rời mắt được. 

Đọc thêm:  Vẻ Đẹp Trữ Tình Của BIỂN TRÀ CỔ, Móng Cái, Quảng Ninh

Một Số Lưu Ý Tham Quan Thánh Địa Mỹ Sơn 

Khi đến với Thánh Địa Mỹ Sơn bạn có thể thuê thuyết minh viên tại điểm để hiểu hơn về di sản này. Ở đây không ủng hộ du khách thắp hương, cúng bái. Nếu du khách có ý định tham quan công trình vào giai đoạn tháng 2-4, nhớ chuẩn bị dù, kính râm, áo khoác… thời tiết lúc này rất gắt và nóng. 

Thời gian qua đi, biển cả hóa nương dâu, các cuộc chiến lớn đã khiến cho di tích này bị tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, những gì còn sót lại vẫn đóng góp vai trò không nhỏ trong bảo tàng di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật của nhân loại. Trước các giá trị nổi bật ấy, Thánh Địa Mỹ Sơn đã vinh hạnh được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.